Thực trạng này đã kéo dài hơn 4 năm qua khiến người dân rất bất an, lo lắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của dân. Không chỉ nước ăn uống, ngay cả việc tắm, giặt, người dân cũng không dám dùng nước ở nhà vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giếng nước của nhà chị Luyến đọng một lớp váng dày, bốc mùi xăng dầu.
Chính vì vậy, mấy năm nay người dân phải đi xin nước sạch từ các hộ khác về sử dụng. Khốn khổ nhất là về mùa khô, người dân nơi đây phải chắt chiu từng giọt nước mới đủ sinh hoạt, do nguồn nước sạch bị khan hiếm.
Người dân đã nhiều lần phản ánh việc nước sinh hoạt bị nhiễm xăng dầu song chưa được xử lý. Tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Quảng Trị, khóa VII, người dân cũng đã gửi ý kiến đến nghị trường kêu cứu các ngành liên quan xem xét, giải quyết.
Ghi nhận của PV Dân trí, các hộ này ở sát cửa hàng xăng dầu số 28, thuộc Công ty xăng dầu Quảng Trị. Cách cây xăng này chừng 50m, hộ ông Nguyễn Quang Trinh, ở xã Gio Phong, huyện Gio Linh phải bỏ cả giếng nước đã dùng bấy lâu nay để khoan lại giếng mới có độ sâu hơn, nhưng nước vẫn nhiễm mùi xăng dầu.
Ông Trinh cho biết, giếng này sâu chừng 22m, được gia đình ông đào lấy nước sử dụng sinh hoạt từ năm 1990. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì nước giếng bơm lên có váng nhiều màu và mùi xăng dầu. Sau đó, gia đình ông Trinh đã khoan giếng ở các vị trí khác, có giếng khoan sâu đến 45m nhưng nước đều có hiện tượng bị nhiễm xăng dầu.
Nằm sát vách cửa hàng xăng dầu này, gia đình chị Lê Thị Minh Luyến (40 tuổi, thôn Gia Môn) cũng chịu cảnh khốn đốn do thiếu nước sạch đã nhiều năm qua. Chị Luyến cho biết, gia đình chị có giếng nước nhưng đã không dám sử dụng từ 5 năm qua.
Chỉ cần mở miệng giếng có thể cảm nhận được mùi hôi, nhìn mắt thường thấy lớp váng dày đặc, nhưng kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng lại không có dấu hiệu gì (?)
Hiện nước trong giếng của gia đình chị Luyến bị nổi một lớp váng dày và đứng bên miệng giếng cũng đã có mùi xăng dầu khá nồng nặc. Giếng nước đào sâu khoảng 15m, gần với cây xăng này.
Chị Luyến cho hay, đã nhiều năm nay chị phải đi sang các hộ lân cận, cách cây xăng hàng cây số để xin nước sạch về dùng. Nhưng về mùa khô, nguồn nước khan hiếm nên việc sinh hoạt rất vất vả.
Lo sợ trước hiện tượng này, người dân đã phản ánh lên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Sau đó, cơ quan chuyên môn đã về lấy mẫu nước từ giếng của các gia đình này đi kiểm tra.
Ngày 8/5/2017, Phòng Tài nguyên – Môi trường phối hợp với UBND xã Gio Phong và Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường đã tiến hành khảo sát lấy mẫu nước ngầm để phân tích.
Thế nhưng, tại văn bản ngày 26/7/2017 về “kết quả kiểm tra nước ngầm” của UBND huyện Gio Linh, kết quả phân tích 2 mẫu nước ngầm tại giếng của gia đình ông Trinh và gia đình chị Luyến thì: “Mẫu nước của hộ ông Nguyễn Quang Trinh có hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước là 3,38mg/l; còn mẫu nước của hộ bà Lê Thị Minh Luyến không phát hiện có hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước. Đối với các chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ thì 2 mẫu nước giếng của 2 hộ gia đình này đều không phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ”.
Trong khi chờ các cơ quan chức năng đưa ra kết luận chính thức về chất lượng nước và có biện pháp xử lý, người dân nơi đây tiếp tục sống cảnh khổ sở, bất an vì có nước mà không dám dùng.
Đăng Đức
Lượt xem : 667
Đăng ngày: 12-07-2022
Xem thêm...Lượt xem : 859
Đăng ngày: 21-06-2022
Xem thêm...Lượt xem : 548
Đăng ngày: 21-06-2022
Xem thêm...Lượt xem : 505
Đăng ngày: 21-06-2022
Xem thêm...Lượt xem : 522
Đăng ngày: 21-06-2022
Xem thêm...